top banner
top banner
biểu tượng

icon menu
icon menu
Giới thiệu
Sơ đồ trang
Email
Danh bạ cơ quan chức năng
border img
logo home
Giới thiệu
Sơ đồ trang
Email
Danh bạ cơ quan chức năng
Tổng quan
Giới thiệu
Cộng đồng dân cư
Vị trí địa lý
Chức năng, nhiệm vụ
Lịch sử hình thành
Thành tựu, tiềm năng
Bộ máy hành chính
Đảng ủy
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Quốc phòng - An ninh
Tổ chức chính trị xã hội
Thôn
Tin tức - Sự kiện
Tin kinh tế - chính trị
Tin văn hóa - xã hội
Tin quốc phòng - an ninh
Tuyên truyền pháp luật
Chuyển đổi số
Xây dựng nông thôn mới
Thủ tục hành chính
Văn bản pháp luật
Văn bản của đơn vị
Văn bản của huyện
Thông tin khen thưởng
Chiến lược, định hướng
Thông tin về dự án
Thư viện
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
Các Xã, Thị trấn
Thị trấn Hạ Hòa Xã Ấm Hạ Xã Bằng Giã Xã Đại Phạm Xã Đan Thượng Xã Gia Điền Xã Hà Lương Xã Hiền Lương Xã Hương Xạ Xã Lang Sơn Xã Minh Côi Xã Minh Hạc Xã Phương Viên Xã Tứ Hiệp Xã Văn Lang Xã Vĩnh Chân Xã Vô Tranh Xã Xuân Áng Xã Yên Kỳ Xã Yên Luật
Lượt truy cập
chart
Số lượng truy cập:
Trang chủ
Danh bạ cơ quan chức năng
bài tuyên truyền xã minh côi về phòng trống buôn bán người
Đăng ngày 23/02/2024
Chia sẻ icon facebook icon facebook

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Xã Minh Côi,huyện Hạ Hoà,Tỉnh Phú Thọ

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm nói chung, mua bán người nói riêng có những diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất nghiêm trọng với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhiều trường hợp có tổ chức chặt chẽ đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự.

Tội phạm mua bán người đã trở thành một vấn nạn, gây bức xúc trong toàn xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người mà đối tượng tác động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Đối tượng của tội phạm mua bán người có thể là người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân. Thủ đoạn hoạt động của bọn chúng thường là: Hứa hẹn giới thiệu việc làm nhàn hạ, có thu nhập cao. Núp dưới hình thức đi du lịch, xuất khẩu lao động, du học theo các tổ chức lừa đảo ở trong nước hoặc nước ngoài. Hứa hẹn giúp đỡ những phụ nữ lầm lỡ hoặc có hoàn cảnh éo le, khó khăn về kinh tế để môi giới, lừa bán trẻ sơ sinh hoặc trẻ còn trong bào thai; Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn giúp đỡ về tiền bạc rồi đẩy họ vào con đường sa ngã hoặc bị lệ thuộc vào chúng; Làm quen với những phụ nữ có con nhỏ, lợi dụng họ sơ hở để chiếm đoạt con và dùng giấy tờ giả mạo để đem bán.

Hậu quả với nạn nhân: Bị bóc lột sức lao động, làm những công việc nặng nhọc, quá sức; Bị hành hạ đánh đập tàn nhẫn; Bị thương tích, tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong; Bị cưỡng bức, bóc lột tình dục…; Có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền tình dục, HIV/AIDS, Bị tước mất quyền công dân và quyền con người; Tinh thần suy sụp, lo âu, sợ hãi; Mặc cảm, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống; Khó hoà nhập với cuộc sống và cộng đồng; Dễ sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trở thành kẻ buôn bán người.

Đối với gia đình: Tốn kém tiền bạc, thời gian và sức lực để tìm kiếm người thân; Hạnh phúc bị tan vỡ, con cái thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ; Các thành viên trong gia đình sống trong lo âu, mặc cảm; Người thân đi tìm người nhà dễ có nguy cơ trở thành nạn nhân.

Đối với xã hội: Gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội; Làm thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế; Tăng gánh nặng kinh tế trong địa phương trong việc giải quyết hậu quả của nạn buôn người.

Trước những thủ đoạn nguy hiểm của tội phạm mua, bán người, Chính phủ đã xây dựng những chính sách, hành lang pháp luật cho công tác phòng, chống đấu tranh trấn áp loại tội phạm này, đặc biệt Luật phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2012. Đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoàn thiện pháp luật liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có nội dung mua bán người; tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

Luật phòng, chống mua bán người dành toàn bộ Chương II gồm 12 điều để quy định về việc phòng ngừa mua bán người, có thể chia làm hai nhóm:

Nhóm thứ nhất gồm 05 điều (từ Điều 7 đến Điều 11) quy định về các biện pháp phòng ngừa chung, bao gồm: Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng đối với công tác phòng, chống mua bán người, về mối hiểm họa của mua bán người, từ đó đề cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống mua bán người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân bị mua bán. Tư vấn về phòng ngừa mua bán người. tiến tới loại trừ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến nguy cơ mua bán người. Để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý an ninh, trật tự nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa mua bán người, Điều 9 của Luật PCMBN xác định rõ 07 nhóm biện pháp để quản lý về an ninh, trật tự. Xuất phát từ nhận thức có một số lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ rất nhạy cảm, dễ có nguy cơ bị lợi dụng để mua bán người, Điều 10 của Luật PCMBN xác định rõ phải quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ đối với các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hoá, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

Nhóm thứ hai gồm 07 điều (từ Điều 12 đến Điều 18) quy định về các biện pháp phòng ngừa thông qua hoạt động của các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ; nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo; cơ quan thông tin đại chúng; sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận cũng như sự tham gia của cá nhân và gia đình trong công tác phòng ngừa mua bán người, cụ thể: Mỗi cá nhân, gia đình có vai trò quan trọng, từng cá nhân phải tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc phòng ngừa để không trở thành nạn nhân bị mua bán, đồng thời, cũng cần có trách nhiệm trong việc phòng ngừa tội phạm này, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, giúp đỡ họ ổn định cuộc sống. Do đó, Điều 12 của Luật PCMBN quy định cá nhân tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người; kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người. Học sinh, sinh viên là một trong những đối tượng mà công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người hướng trọng tâm đến. Điều 14 của Luật PCMBN xác định việc nhà trường, cơ sở giáo dục đào tạo tham gia tích cực vào công tác phòng ngừa mua bán người nói chung và công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nói riêng là hết sức quan trọng.

Trong thời gian qua, bọn tội phạm thường lợi dụng sơ hở trong một số lĩnh vực hoạt động để mua bán người như: hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hoá, du lịch...vì thế, để ngăn ngừa có hiệu quả việc mua bán người, Điều 15 của Luật PCMBN quy định về việc phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Cơ quan thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống mua bán người, nó tác động trực tiếp tới ý thức của từng người dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và mua bán người nói riêng. Điều 16 của Luật PCMBN quy định cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mua bán người.

Cùng với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, đặc biệt là trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tư vấn về phòng, chống mua bán người cũng như công tác hỗ trợ nạn nhân. Vì vậy, để ghi nhận vài trò của các đoàn thể xã hội cũng như tạo cơ chế pháp lý để các đoàn thể tham gia tích cực. Luật PCMBN đã có quy định về sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng ngừa mua bán người.

Để phòng, chống tệ nạn tệ nạn buôn bán người, mỗi người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em hãy cảnh giác với những người không quen biết, không được tự ý bỏ theo người khác mà không báo cho gia đình, cần cân nhắc và thảo luận với cha mẹ, người thân trước khi đi tìm việc, cần được biết địa chỉ, số điện thoại nơi mình đến và phải có cam kết lao động được chính quyền tại địa phương công nhận.

Tích cực phòng chống nạn mua, bán người, mỗi người dân hãy cùng đoàn kết, hành động vì sự an toàn của mỗi người,

 

Tin khác
Xem tiếp các tin khác
Các tin khác:
  • Tuyên truyền cổng dịch vụ công (27/05/2024 10:07:31 SA)
  • bài tuyên truyền xã minh côi chuyển đổi số (23/05/2024 8:40:06 SA)
  • Danh sách tuyên truyền viên (15/04/2024 9:23:04 SA)
  • Danh sách hoà giải viên cơ sở (15/04/2024 9:17:28 SA)
  • Tuyên truyền luật căn cước (27/03/2024 10:06:33 SA)
Bản đồ
 

banner

banner
banner
border img
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ MINH CÔI - HUYỆN HẠ HÒA
Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân xã Minh Côi.
Người chịu trách nhiệm: Trưởng ban biên tập - xã Minh Côi.
Giấy phép thiết lập số: 07/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ cấp ngày 17/12/2020.